Thiết kế phòng khách và bếp liên thông có những ưu và nhược điểm gì?
Thiết kế phòng khách và bếp liên thông ngày càng được nhiều gia chủ lựa chọn cho không gian ngôi nhà của mình. Vậy tại sao kiểu thiết kế này lại được ưa chuộng đến vậy? Hãy cùng D.O.O.R.W.A.Y điểm qua những ưu điểm nổi bật của nó và xem còn tồn tại nhược điểm nào hay không nhé.
Thế nào là thiết kế phòng khách và bếp liên thông
Trước đây khi xây nhà, người ta thường bố trí ngôi nhà thành nhiều khu vực với mỗi công năng riêng biệt như phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ…Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, các lối thiết kế phòng khách và phòng bếp liên thông được xem là xu hướng thiết kế nội thất. Nhất là trong các căn hộ chung cư, nhà phố.
Điểm đặc trưng của phong cách nội thất này là không gian phòng khách và phòng bếp được thiết kế thông với nhau, tạo lối thiết kế mở. Thiết kế này sẽ mang đến sự rộng rãi, không gian thoáng đãng cho ngôi nhà bạn. Sẽ không có những bức tường lớn ngăn cách giữa phòng khách và bếp như trước đây nữa. Thay vào đó là những vách ngăn nhỏ bằng kính, tủ, bàn đảo…giúp không gian hiện đại hơn.
5 ưu điểm của thiết kế phòng khách và bếp liên thông
1. Tối ưu hoá diện tích
Thông thường, đối với những không gian có diện tích rộng như biệt thự, nhà vườn…thì các phòng chức năng như khách và bếp được thiết kế tách biệt nhau. Tuy nhiên đối với những không gian đặc thù như chung cư, nhà phố thì thiết kế phòng khách và bếp liên thông là giải pháp tối ưu, tiết kiệm diện tích cho ngôi nhà của bạn.
Thiết kế không gian mở này đề cao sự liên kết tự nhiên của phòng khách và bếp. Không gian nhìn chung sẽ thoáng và rộng hơn khi những bức tường ngăn cách được hạn chế. Không có sự ngăn cách, tích hợp không gian, tạo hiệu ứng mở rộng cho những không gian chật hẹp. Vì vậy kiểu thiết kế này được ưu tiên cho những không gian nhỏ hẹp. Bên cạnh đó, những không gian rộng như biệt thự cũng được rất nhiều gia chủ ưa chuộng thiết kế mở này bởi sự tiện lợi mà nó mang lại.
2. Kết nối chặt chẽ, đồng bộ giữa các không gian
Mỗi ngôi nhà đều mang cho mình một phong cách thiết kế chủ đạo. Sự thống nhất trong thiết kế nội thất được xem như nguyên tắc quan trọng trong giúp bạn sở hữu một không gian sống sang trọng, hiện đại và tiện nghi. Thiết kế phòng khách và bếp liên thông sẽ tạo nên sự kết nối đồng bộ giữa 2 không gian chức năng sinh hoạt chung. Sự đồng bộ được thể hiện qua đường nét, màu sắc hay chất liệu nội thất… Sự hài hoà kết hợp với sự tương quan giữa phòng khách và phòng bếp sẽ tạo nên một không gian sống hoàn hảo, đẹp đẽ hơn.

Không gian bếp và phòng khách được đồng nhất về phong cách thiết kế, tạo nên một không gian sang trọng, hiện đại
3. Tạo sự thuận tiện cũng như tiết kiệm thời gian khi di chuyển
Với thiết kế phòng khách và bếp liên thông, mọi vách ngăn giữa hai không gian sẽ được loại bỏ. Theo đó, bạn không còn gặp khó khăn khi phải di chuyển qua lại giữa hai không gian này nữa. Mọi thứ sẽ trở nên đơn giản, tiện lợi và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.
4. Tạo không gian chung kết nối các thành viên.
Cuộc sống hiện đại bận rộn khiến các thành viên trong gia đình ít khi dành thời gian cho nhau. Hầu hết mọi người chỉ gặp nhau vào bữa ăn của cả gia đình. Việc thiết kế phòng khách và bếp liên thông sẽ tạo nên một không gian mở. Tạo điều kiện cho mọi người có thể tụ tập và gặp gỡ nhau. Trong bữa cơm của người Việt, cả nhà sẽ sum họp, nói với nhau những niềm vui, nỗi buồn sau một ngày dài làm việc. Góp phần tích cực vào việc xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Khi mọi người có thể dễ dàng và thường xuyên gặp gỡ, trò chuyện thì căn nhà của bạn cũng trở nên ấm cúng, hạnh phúc hơn bao giờ hết.
>> Có thể bạn quan tâm: Mẫu không gian bếp ăn truyền thống trong xu hướng nhà bếp mới của người Việt
5. Giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí đầu tư xây dựng
Thiết kế không gian phòng khách và bếp tách biệt nhau, bạn sẽ phải xây dựng những bức tường để ngăn cách hoặc những vách ngăn lớn, chắc chắn. Điều này đảm bảo cho bạn nhưng không gian sinh hoạt tách biệt. Tuy nhiên, sẽ thêm tốn kém về mặt chi phí. Khi loại bỏ được các vách ngăn không cần thiết giữa 2 không gian. Bạn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ.
Ngoài ra còn một số những lợi ích khác như tối ưu và đồng bộ ánh sáng tự nhiên cho toàn bộ không gian khách bếp, đồng bộ trong cách trang trí…
Thiết kế phòng khách và bếp liên thông có nhược điểm gì?
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, thiết kế phòng khách liền bếp cũng còn tồn tại một số nhược điểm.
- Phòng khách liền bếp sẽ không thể tránh khỏi việc mùi thức ăn và khói từ nhà bếp ảnh hưởng đến phòng khách. Đó cũng là một trong những lý do khiến nhiều người vẫn còn e ngại với cách thiết kế này. Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng. Hiện nay có rất nhiều biện pháp để xử lý khói và mùi trong nhà bếp. Bạn có thể lắp đặt hệ thống máy hút mùi, hút khói tự động, bố trí thêm cửa sổ…
- Vì không có vách ngăn nên cũng không thể cách âm giữa hai không gian. Khi nấu ăn sẽ dễ dàng gây nên tiếng ồn khó chịu ảnh hưởng đến phòng khách.
- Việc thiết kế thông giữa phòng khách và bếp cũng khiến việc trò chuyện không có sự riêng tư. Nhất là đối với những gia đình có thói quen sinh hoạt truyền thống đề cao tính riêng tư thì việc thiết kế không gian mở là một thách thức lớn.
Không có cách thiết kế và bố trí nào là hoàn hảo. Chính vì thế khi nắm rõ được các điểm bất lợi này, bạn có thể chủ động đề ra các phương án giải quyết sao cho hợp lý nhất.
>> Có thể bạn quan tâm: Có nên xây phòng khách liền bếp hay không? 5 lưu ý quan trọng cần nắm
Để thiết kế phòng khách và bếp liên thông không hề đơn giản. Chính vì vậy ngay từ đầu bạn nên tìm cho mình một đơn vị thiết kế & thi công nội thất trọn gói giàu kinh nghiệm. Nếu bạn vẫn đang đắn đo về ý tưởng thiết kế phòng khách liền bếp của mình, hãy liên hệ ngay với D.O.O.R.W.A.Y. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn những phương án tối ưu nhất.
Đặc biệt, tháng 9 này D.O.O.R.W.A.Y đang có chương trình tri ân mừng Tết Đoàn viên với ưu đãi giảm đến 50% chi phí thiết kế khi thi công nội thất và quà tặng. Nhanh tay đăng ký TẠI ĐÂY để trở thành 10 khách hàng may mắn nhất nhé!