Dự trù kinh phí – bước đầu quyết định sự thành bại của việc sửa nhà
Close

Tin tức chung

21/03/2023

Dự trù kinh phí – bước đầu quyết định sự thành bại của việc sửa nhà

Trước khi sửa chung cư, vợ chồng tôi đã đi hỏi nhiều nơi và chuẩn bị 400 triệu đồng. Nhưng trong quá trình làm, mỗi chỗ lại phát sinh 1 chút. Cuối cùng còn thiếu đến cả trăm triệu nữa, mà công trình thì đang chắp vá, không được như  dự định…” (chị Hải Như, 35 tuổi, Hà Nội)

Có không ít nguyên nhân khiến việc sửa nhà của chị Như nói riêng và không ít gia đình nói chung không như ý. Thông qua câu chuyện trên, chúng tôi, những người làm trong lĩnh vực kiến trúc & nội thất muốn đưa tới chủ nhà một số kiến thức cần thiết, để công cuộc cải tạo nhà diễn ra dễ dàng và tiết kiệm hơn. Một trong những bước đi đầu tiên, quyết định thành bại của việc sửa nhà chính là dự trù kinh phí.

1. Dự trù kinh phí và tầm quan trọng

Đối với chủ nhà: Bảng dự trù kinh phí là cơ sở để chủ nhà có thể lên kế hoạch tài chính, kiểm soát các chi phí phát sinh không vượt quá mức cho phép.

Đối với chủ đầu tư/ chủ công trình/ đơn vị thi công: Có thể giám sát chặt các hạng mục cần sửa chữa, khoản chi phí. Đảm bảo ngôi nhà được sửa chữa theo đúng tiêu chuẩn, phương án đưa ra.

dự trù kinh phí

2. Dự trù kinh phí sửa nhà khác gì với dự trù kinh phí xây nhà?

Đều là Dự trù kinh phí nhưng đối với sửa nhà và xây nhà là hai hạng mục khác nhau. Đối với sửa nhà thì thường tốn ít kinh phí hơn việc xây mới bởi chỉ tác động lên một số hạng mục nhất định. Còn xây mới có định mức xây dựng, tính chi phí theo mét vuông, thực hiện theo từng hạng mục, mục đích, yêu cầu của chủ nhà nên rắc rối hơn

Tuy nhiên dù là dự trù kinh phí sửa nhà hay xây mới thì cũng đều cần phân rõ từng hạng mục cụ thể và chi phí tương ứng.

3. Khi dự trù kinh phí sửa nhà, cần quan tâm đến những yếu tố nào?

  • Hiện trạng ngôi nhà

Cần quan tâm đến nền móng đất hiện tại có đảm bảo cho việc cải tạo hay không (đối với nhà mặt đất). Hệ thống đường điện, nước cần sửa chữa thay thế. Cần phá dỡ tường, vách ngăn hoặc xây mới thêm khu vực nào không…

  • Các hạng mục cần sửa chữa

Mỗi không gian có kết cấu, cách thi công và yêu cầu nội thất khác nhau. Do đó mức chi phí cũng không giống nhau. Cần lập danh sách chi tiết các hạng mục, khu vực công năng cần sửa chữa.

  • Điều kiện thi công

Điều kiện thi công bất lợi sẽ làm chi phí sửa nhà tăng lên. Ví dụ nhà có diện tích quá nhỏ (<30m2), nhà nằm trong hẻm nhỏ hơn 4m, gây khó khăn cho việc vận chuyển máy móc, vật tư…chi phí nhân công bị đẩy lên cao.

  • Phong cách thiết kế

Mỗi phong cách đòi hỏi cách bố trí không gian và sử dụng nội thất khác nhau. Vì thế các hạng mục sửa chữa và chi phí cũng có sự chênh lệch nhất định. Chủ nhà cần xác định rõ được phong cách thiết kế cho ngôi nhà của mình trước tiên. Hiện nay, có đa dạng phong cách thiết kế như cổ điển, tân cổ điển, hiện đại, tối giản…

  • Vật liệu xây dựng

Chi phí nguyên vật liệu bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố là địa điểm xây dựng và loại nguyên vật liệu. Ví dụ nhà ở thành phố giá vật liệu và phí vận chuyển cao hơn ở nông thôn.

Loại nguyên vật liệu cũng có ảnh hưởng lớn đến chi phí. Ví dụ khi xây sửa phần thô, tường gạch có thể xây 100mm, nhưng nếu bạn chọn xây tường gạch 200mm để đảm bảo độ bền, tăng khả năng cách âm, cách nhiệt…thì chi phí cao hơn.

  • Nội thất

Việc lựa chọn nội thất phụ thuộc vào phong cách thiết kế. Sau đó đến nhu cầu sử dụng và sở thích của từng thành viên trong nhà. Nếu gia chủ chọn sử dụng đồ nội thất cao cấp, mức chi phí chắc chắn cao hơn.

  • Đơn vị thi công

Cần tìm kiếm các đơn vị uy tín để quá trình sửa nhà diễn ra suôn sẻ, đúng kế hoạch và dự trù kinh phí đã đề ra. Đơn vị thi công cũng cần đưa ra báo giá chuẩn ngay từ đầu để gia chủ có thể dự trù kinh phí sửa nhà sát nhất với thực tế. Hạn chế tối đa các khoản phí phát sinh.

>>Xem ngay: Phương án 3D cải tạo nội thất chung cư Park Hill Time City

>> Xem ngay: Cải tạo không gian bếp mang đến sự tối ưu cho nhà ở hiện đại

Một mẫu dự trù kinh phí sửa nhà cơ bản cần nêu cụ thể từng hạnh mục sau:

  • Hạng mục sửa chữa: Liệt kê thông tin chi tiết về tình trạng, mức độ sửa chữa cho mỗi hạng mục.
  • Đơn vị vật tư: Là đơn vị diện tích hay độ lớn của bề mặt từng hạng mục sửa chữa trên tổng diện tích sửa chữa ngôi nhà.
  • Đơn giá nhân công: Số tiền phải trả cho nhân công để làm công việc sửa chữa.
  • Thành tiền: Số tiền cần chi trả cho phần sửa chữa từng hạng mục.
  • Tổng thành tiền: Toàn bộ số tiền cần phải chi trả cho quá trình sửa nhà.

 

(Nguồn: Tổng hợp)

0932559119

Tìm dự án

Tìm dự án