Nhập trạch là gì? Những thủ tục và lưu ý cần thiết khi nhập trạch nhà mới
Trước khi dọn về nhà mới, việc đầu tiên mà gia chủ cần làm là thực hiện các nghi thức của lễ nhập trạch. Đây là một bước không thể thiếu và trở thành văn hoá tâm linh của người Việt. Vậy lễ nhập trạch là gì? Bao gồm những thủ tục nào và cần làm gì trong lễ nhập trạch? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Nhập trạch là gì?
Nhập trạch là một thuật ngữ Hán Việt. Trong đó, “nhập” có nghĩa là đến, vào trong, đưa vào…một nơi nào đó; “trạch” có nghĩa là nhà, nơi ở. Như vậy, hiểu 1 cách đơn giản thì nhập trạch là đến, dọn vào một ngôi nhà mới. Sâu xa hơn, nhập trạch chính là một thủ tục cần thiết để gia đình báo cáo với thần linh, thổ địa trông coi ngôi nhà rằng mình sẽ chuyển đến sinh sống ở ngôi nhà đó. Đây là một nghi lễ cổ truyền của người Việt và không thể thiếu trước khi chuyển vào nhà mới.
Lễ nhập trạch có ý nghĩa gì?
Trong đời sống văn hoá tâm linh của người Việt, mỗi nghi lễ đều có một ý nghĩa nhất định và lễ nhập trạch cũng vậy. Dân gian xưa ông bà có câu “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Tức là mỗi vùng đất sẽ có những vị thần linh, thổ địa cư ngụ và trông giữ. Vì thế, khi con người chuyển hay đến một vùng đất mới đều phải hành lễ như một nghi thức thông báo. Đồng thời thể hiện lòng thành kính, biết ơn của gia chủ. Mong cầu được thần linh và gia tiên bảo vệ, phù hộ cho gia đình ấm êm, bình an, sung túc, làm ăn phát đạt.
Bên cạnh đó, lễ nhập trạch còn mang ý nghĩa đánh dấu sự khởi đầu. Giúp gia chủ an tâm, tin tưởng và có niềm tin thuận lợi mọi bền khi ở trong ngôi nhà mới.
Những thủ tục cần chuẩn bị cho lễ nhập trạch là gì?
Ngày nay khi cuộc sống ngày càng hiện đại hoá, theo đó con người cũng trở nên bận rộn hơn nên nhập trạch nhà mới cũng được các gia đình đơn giản hoá. Nhiều gia đình chỉ chuẩn bị một mâm cúng nhỏ và đọc văn khấn để về nhà mới. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có nhiều gia đình xem trọng lễ cúng nhập trạch. Bởi họ tin rằng việc chuẩn bị nhập trạch đúng thủ tục, chu toàn sẽ giúp thần linh và tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho gia đình.
1. Nhà mới cần được dọn dẹp và trang bị đầy đủ
Việc đầu tiên khi bạn vào nhà mới là phải chuẩn bị đầy đủ những thứ cơ bản như bàn thờ, bài vị, bàn, ghế…Thêm vào đó, nhà mới cần phải thật tươm tất và gọn gàng trước khi nhập trạch. Bạn có thể trang bị thêm nội thất, vật dụng nhằm giúp không gian nhà cửa có thêm sinh khí.
2. Chọn ngày tốt làm lễ cúng nhập trạch
Dựa trên yếu tố tâm linh, ngày tốt sẽ là ngày mà hội tụ cả 3 yếu tố thiên thời – địa lợi – nhân hoà. Là ngày hoàng đạo, thuận lợi cho gia chủ. Người xưa quan niệm rằng, làm lễ nhập trạch vào ngày tốt sẽ mang đến may mắn, sức khoẻ và tiền tài cho gia chủ.
Có nhiều cách để chọn được ngày đẹp trong năm. Thông thường có 3 cách sau:
- Chọn ngày, giờ theo giờ Hoàng Đạo (giờ đẹp). Vào khung giờ này, khi trời đất giao hoà, thích hợp để làm chuyện lớn.
- Chọn ngày, giờ theo tuổi gia chủ. Với cách này, gia chủ cần mời thầy về xem hoặc đi xem ngày tốt.
- Ngày nay hiện đại hơn thì gia chủ cũng có thể tự chọn ngày, giờ hợp với mình thông qua các ứng dụng phong thuỷ trên Internet.
Tuy vậy, dù chọn ngày nào thì gia chủ cũng nên tránh những ngày trong tháng 7 âm lịch. Bởi đây là thời điểm âm khí rất cao. Bên cạnh đó nên tránh cả những ngày xấu như Tam Nương (các ngày 03/07/13/18/22/27 theo lịch âm), Thọ Tử (các ngày 05/14/23 âm lịch), Dương Công Kỵ (các ngày 13 tháng Một, 11 tháng Hai, 9 tháng Ba, 7 tháng Bốn, 5 tháng Năm, 3 tháng Sáu, 29 tháng Bảy…)
Ưu tiên chọn các ngày thuộc hành Kim, Thuỷ. Bởi theo phong thuỷ thì những ngày thuộc hành Kim, Thuỷ đền rất tốt. Hành Thuỷ giúp duy trì tài lộc còn hành Kim thì giúp sinh sôi tài lộc.
Còn một cách nữa để chọn được ngày làm nhập trạch đó là theo hướng nhà.
Trong phong thuỷ, hướng nhà đóng vai trò rất quan trọng. Vì thế gia chủ nên chọn các ngày phù hợp với hướng nhà để mang lại may mắn và tránh xui xẻo khi vào nhà mới. Dưới đây là một số lưu ý khi chọn ngày nhập trạch theo hướng nhà:
- Nhà hướng Đông, hệ Mộc: nên tránh các ngày Dậu, Sửu, Tỵ hệ Kim.
- Nhà hướng Tây, hệ Kim: nên tránh các ngày Mùi, Hợi, Mão của hệ Mộc.
- Nhà hướng Nam, hệ Hoả: nên tránh các ngày Tý, Thân, Thìn của hệ Thuỷ.
- Nhà hướng Bắc, hệ Thuỷ: nên tránh các ngày Dần, Ngọ, Tuất của hệ Hoả.
>> Có thể bạn quan tâm: Phòng thờ có nên để cửa sổ hay không? Đặt bàn thờ hợp phong thuỷ
3. Mâm cúng lễ nhập trạch
Sau khi tìm được ngày tốt để làm nhập trạch, việc tiếp theo cần làm chính là chuẩn bị mâm cúng nhập trạch. Gia chủ có thể tham khảo mẫu mâm cúng sau:
- Hoa tươi: có thể dùng hoa huệ trắng, hoa ngọc lan, hoa cúc…tuyệt đối không dùng hoa giả.
- Mâm ngũ quả: thông thường sẽ có các loại quả như chuối, bưởi, hồng, đào, cam, quýt, lê…
- Hương (nhang)
- Nến ốc: 1 cặp
- Một bộ Tam sên: cua/tôm/thịt/trứng vịt, chuẩn bị mỗi thứ 1 con/miếng/quả.
- Gà luộc: 1 con.
- Xôi: 1 đĩa.
- Trầu têm sãn: 3 miếng.
- Muối gạo: 1 đĩa.
- Muối – gạo – rượu: mỗi thứ 1 lọ.
- Trà – rượu- nước: mỗi thứ 3 lọ.
- Bộ vàng mã: 6 con ngựa nhiều màu, mũ, kiếm, giày, quần áo. Mũ áo quan, tào quan, tiền giấy, vàng ká và nến nên chuẩn bị mỗi thứ 5 tập. Sau đó đặt các vật dụng này theo các hướng tương ứng là Nam – Tây – giữa nhà – Bắc – Đông.
Tuỳ vào điều kiện gia đình và văn hoá vùng miền mà có thể thêm hoặc bớt một số đồ trên mâm cúng.
>> Có thể bạn quan tâm: Trang trí bàn thờ ngày Tết đẹp, chuẩn phong thuỷ
4. Văn khấn cho lễ nhập trạch
Trong phong tục của người Việt, bất kỳ nghi lễ cúng bái nào cũng đều cần có lời khấn. Vì vậy văn khấn là phần rất quan trọng trong buổi lễ nhập trạch.
Lễ nhập trạch gồm 2 phần là cúng thần linh và cúng gia tiên. Vì thế mà văn khấn lễ nhập trạch cũng có 2 phần:
- Văn khấn thần linh xin nhập trạch để gia đình được dọn về nơi ở mới.
- Văn khấn tổ tiên để xin được rước không bà về thờ phụng.
Những lưu ý khi làm lễ nhập trạch là gì?
Để quá trình nhập trạch nhà mới được diễn ra thuận lợi, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nếu gia đình bạn chưa chuyển đến sống chính thức tại nhà mới thì vẫn có thể làm lễ vào ngày tốt đã chọn. Đây gọi là lễ cúng nhập trạch lấy ngày tốt. Tuy nhiên sau đó gia chủ cần phải ngủ lại một đêm bên nhà mới.
- Đối với nhà chung cư, do diện tích hạn chế nên việc làm lễ cúng nhập trạch có thể đơn giản hơn và phải tuân thủ theo quy định của ban quản lý toà nhà. Nhất là về vấn đề phòng cháy chữa cháy.
- Đối với một số doanh nghiệp tiến hành chuyển sang văn phòng mới cũng nên làm nhập trạch. Điều này sẽ giúp việc kinh doanh của công ty thuận buồm xuôi gió.
- Với nhà cho thuê, nhà trọ thì bạn có thể làm lễ cúng về nhà mới hoặc không. Điều này tuỳ thuộc vào quan niệm của mỗi người. Nếu bạn cho là cần thiết thì có thể làm tương tự như thủ tục chúng tôi chia sẻ ở trên. Hoặc có thể làm đơn giản hơn sao cho phù hợp.
- Trước khi chuyển đi và làm lễ cúng bên nhà mới, gia chủ cần xin phép chuyển bàn thờ tổ tiên, bàn thờ Thổ địa…trước. Tránh việc tuỳ tiện di chuyển bát hương và bài vị khiến bề trên nổi giận.
Qua bài viết có lẽ bạn đã hiểu được nhập trạch là gì? Thủ tục cho lễ nhập trạch gồm những gì? Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều khía cạnh về lễ nhập trạch của người Việt, hãy theo dõi D.O.O.R.W.A.Y để tiếp tục khám phá về nó nhé!
>> Có thể bạn quan tâm: 4 điều đại kỵ khi chuyển nhà nhập trạch